[giaban]150.000[/giaban][giacu]250.000[/giacu] [tomtat] Tác giả: Nhà xuất bản Tài chính
Nhà xuất bản: Tài chính
Số trang: 260
Kích thước: 19x27 cm
Hình thức bìa: mềm
Năm xuất bản: Q2-2015
Nhà phát hành: Nhà sách kinh tế
[/tomtat] [kythuat] Kế toán tài chính - Trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và mở cửa nhanh chóng của các nền kinh tế cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghệ thông tin và sự sáng tạo của thị trường tài chính, nền kinh tế thế giới và từng quốc gia đã không ngừng phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh đó, quá trình này cũng đã đưa hệ thống tài chính quốc gia của các nước phải đối diện với rủi ro ngày càng nhiều, phức tạp và to lớn hơn. Các cuộc khủng hoảng tài chính (cả trên phương diện toàn cầu cũng như trong từng khu vực và quốc gia) đang có xu hướng xảy ra nhiều hơn với mức độ tổn thất gây ra cho nền kinh tế các nước, khu vực và thế giới lớn hơn. Bài học kinh nghiệm từ các cuộc khủng hoảng này cho thấy những bất cập trong việc giám sát rủi ro của hệ thống tài chính quốc gia là một trong những nguyên nhân chủ yếu. Vì vậy, ngay sau cuộc khủng hoảng 1997-1998, trên thế giới đã phải có hàng loạt các nước và khu vực kinh tế cho ra đời các cơ quan giám sát tài chính (hơn 100 nước và khu vực). Mặc dù vậy, cho đến nay, vẫn chưa có lời giải thỏa đáng cho việc cần làm gì để có thể giám sát được rủi ro của hệ thống tài chính quốc gia tại các nước. Cụ thể, cho đến tháng 9/2018, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) vẫn đưa ra cảnh báo kinh tế thế giới có thể hứng chịu một đợt tái khủng hoảng nghiêm trọng và khả năng là thế giới không đủ nguồn lực để giúp phục hồi nền kinh tế sau đó (news.zing.vn ngày 25/9/2018). Với mong muốn cung cấp những kiến thức cơ bản mang tính nguyên lý, có khả năng ứng dụng thực tiễn và cập nhật với các phương pháp giám sát rủi ro đang được phổ biến trên thế giới đối với hệ thống tài chính, cuốn sách “Giám sát hệ thống tài chính quốc gia” này được thiết kế gồm 2 phần chính là: (i) Phần A gồm 3 chương là những kiến thức cơ bản và tổng quát về hệ thống tài chính quốc gia (Chương 1), Giám sát hệ thống tài chính (Chương 2) và Các công cụ, kỹ thuật giám sát hệ thống tài chính (Chương 3) và (ii) Phần B gồm 7 chương cụ thể và chi tiết hơn của từng khu vực là: Giám sát tài chính công (Chương 4), Giám sát thị trường tài chính, bao gồm định chế tài chính (Chương 5) với 4 chương nhỏ là: Giám sát lĩnh vực ngân hàng (Chương 5.1), Giám sát lĩnh vực chứng khoán (Chương 5.2), Giám sát lĩnh vực bảo hiểm (Chương 5.3) và Giám sát tập đoàn tài chính (Chương 5.4), Giám sát tài chính doanh nghiệp phi tài chính (Chương 6) và Giám sát tài chính hộ gia đình (Chương 7). Để tạo điều kiện thuận lợi cho độc giả quan tâm và nghiên cứu về lĩnh vực này, trong từng Chương đều có phần trang bị kiến thức cơ bản và chung của lĩnh vực được nghiên cứu trước khi đi sâu nghiên cứu các nội dung về giám sát của 4 Chương đó. Và phần cuối của từng Chương đều có phần tổng hợp kiến thức, câu hỏi thảo luận và bài tập để giúp hiểu rõ hơn nội dung chính đồng thời có trích dẫn các tài liệu tham khảo để tiện việc tra cứu thêm. Trong giới hạn mục tiêu nghiên cứu, cuốn sách này chưa đề cập tới các nội dung về biện pháp phòng ngừa, quản lý, giảm thiểu và xử lý rủi ro cũng như đi sâu vào kỹ thuật tính toán định lượng cụ thể cho từng lĩnh vực tài chính của hệ thống tài chính mà có thể sẽ được giới thiệu trong một khuôn khổ và chương trình nghiên cứu khác sau này. Đây là ấn phẩm và nỗ lực đầu tiên tại Việt Nam đề cập tới lĩnh vực giám sát rủi ro cho phạm vi toàn bộ hệ thống tài chính thông qua việc lựa chọn những công cụ, kỹ thuật mới, tiên tiến và cập nhật theo thông lệ quốc tế, có kết hợp cả phương pháp định tính với định lượng và phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam với mong muốn là trang bị những kiến thức mang tính nền tảng và là tài liệu tham khảo cho sinh viên những năm cuối cùng của các trường cao đẳng và đại học, giảng viên, cơ sở đào tạo và các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách, cơ sở nghiên cứu, cơ quan nghiên cứu, các doanh nghiệp và cá nhân quan tâm đến lĩnh vực này. Mặc dù vậy, cuốn sách không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định nên rất mong có sự đóng góp của các độc giả để giúp ấn phẩm được hoàn thiện tốt hơn cho các lần xuất bản sau. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ sự cám ơn chân thành tới các cán bộ có nhiều kinh nghiệm công tác và nghiên cứu tại Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia đồng thời là thành viên tham gia biên soạn, bao gồm ThS. Lê Thị Ngọc Tú, ThS. Dương Hồng Hà, ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hà, ThS. Bùi Vũ Hồng Trang, ThS. Nguyễn Thị Thanh Tâm, ThS. Bùi Khắc Tuấn và ThS. Diệp Thị Dệt; ThS. Đoàn Thị Hảo và ThS. Vũ Thị Minh Thu với những ý kiến đóng góp bổ ích. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới các đồng chí lãnh đạo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã có sự góp ý, động viên và ủng hộ ngay từ khi hình thành ý tưởng cho đến khi hoàn thiện cuốn sách này.[/kythuat]

Nhận xét

Bài viết liên quan